ERP giúp số hóa toàn diện quy trình quản lý cho các doanh nghiệp,ìakhóachuyểnđổisốgoal123 từ nguyên vật liệu, hàng hóa đầu vào cho đến sản xuất, bán hàng. Khi đó, các nhà cung cấp có chia sẻ với người viết rằng khó khăn và thách thức lớn nhất để triển khai ERP chính là nhân sự ở các đơn vị triển khai. Vì mọi quy trình, mọi sự chuyển đổi đều phải bắt đầu từ con người và do con người vận hành. Sau gần 20 năm, một số nhà cung cấp, triển khai giải pháp ERP tiếp tục nhận định con người vẫn là thách thức lớn nhất khi áp dụng hệ thống này.
Câu chuyện kể trên là một điển hình cho thấy vai trò của con người là chìa khóa then chốt cho sự thành bại của quá trình chuyển đổi số mà chúng ta đang nỗ lực triển khai trong nhiều mặt của đời sống.
Chuyển đổi số là xu thế chung của cả thế giới, nhưng trước hết cần hiểu rằng sự chuyển đổi không đơn thuần chỉ nằm ở phương tiện, giao diện hay cách thức làm việc. Cụ thể hơn, chuyển đổi số chẳng phải đơn giản là thay vì gửi hồ sơ "bản cứng" thì gửi tệp tin, thay vì viết thư tay thì gửi email, hay thay vì xem video từ băng phát thì chuyển qua xem trên YouTube…
Đó chỉ mới là bề nổi!
Đối với một doanh nghiệp, một tổ chức hay một cơ quan chức năng thì cốt lõi của chuyển đổi số phải là hệ thống hóa quy trình làm việc thông qua nền tảng công nghệ, chuẩn hóa các bước trong quy trình và tương tác trực tiếp trên nền tảng số để rút ngắn thủ tục, loại bỏ những bước không cần thiết. Thông qua nền tảng số để thúc đẩy công việc nhanh hơn, cho phép làm mọi lúc mọi nơi và tiết kiệm chi phí vận hành.
Ví dụ, nhờ chuyển đổi số, lãnh đạo một doanh nghiệp chỉ cần vài thao tác là có thể nhận được biểu đồ kết quả kinh doanh, có thể dễ dàng kiểm soát tồn kho, số liệu tài chính, kế hoạch sản xuất bất kỳ lúc nào, đồng thời có thể nhanh chóng phê duyệt các đề xuất. Phải là như vậy, chứ chuyển đổi số sẽ chẳng có ý nghĩa gì nhiều nếu đơn thuần doanh nghiệp chỉ có một website đẹp, nhiều thông tin. Cũng như với cơ quan hành chính thì chuyển đổi số không đơn thuần là những chiếc màn hình vô tri để người dân tương tác, mà quan trọng là hệ thống xử lý thủ tục.
Cần hiểu rằng công nghệ chỉ là phương tiện, con người mới là then chốt. Một hệ thống có chuyển đổi số như thế nào thì với công nghệ hiện nay, con người vẫn đóng vai trò "xương sống" định hình từ khâu xây dựng giải pháp, tính toán các thuật toán và quy trình xử lý, cho đến sau cùng là vận hành.
Chính vì thế, để quá trình chuyển đổi số thực sự đạt hiệu quả thì trước hết phải có đội ngũ nhân sự tương ứng từ quá trình xây dựng đến triển khai rồi vận hành. Đó mới chính là chìa khóa then chốt, chứ không thể trông chờ công nghệ là "đũa thần vạn năng" giúp chuyển đổi số.